Tham gia Phục quốc quân Bồ_Xuân_Luật

Quân Nhật Bản tiến vào Đông Dương, đánh chiếm Lạng Sơn vào đầu tháng 9 năm 1940 để áp lực với chính quyền thực dân Pháp ngưng chuyển vận cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới ThạchTrùng Khánh. Cùng đi trong đội hình hành quân của Sư đoàn 5 Lục quân Đế quốc Nhật Bản có 500 quân vũ trang Việt Nam Kiến quốc Quân, thường gọi tắt là Phục quốc quân, do Trần Trung Lập làm Tổng tư lệnh, thuộc tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Sau khi chiếm được Lạng Sơn, quân Nhật tước khí giới của quân Pháp và trao lại cho Phục quốc quân. Bồ Xuân Luật cùng với các đồng đội là binh sĩ người Việt gia nhập Phục quốc quân, làm gia tăng quân số Phục quốc quân lên hơn 1.500 quân. Ở Đồng Đăng, Phục quốc quân thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam.[1]

Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 9 năm 1940, Pháp và Nhật điều đình rồi tuyên bố hưu chiến. Nhật thả tù binh Pháp (1.052 lính)[2] và thương lượng với Pháp để rút khỏi Lạng Sơn vào tháng 10. Chỉ huy Trần Trung Lập không tán thành sắp đặt này, tổ chức Phục quốc quân kiên quyết tử thủ Lạng Sơn.[1] Công sứ Paul Chauvet được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux phái lên Lạng Sơn mở cuộc càn quét và chủ tọa Hội đồng đề hình xét xử những người bị bắt.[3] Sau hai tháng giao chiến, Phục quốc quân tan vỡ, Trần Trung Lập bị Pháp bắt[4] ngày 26 tháng 12 năm 1940 và bị xử bắn ngày 28[5] ở Lạng Sơn. Nhiều chỉ huy và lãnh đạo của Phục quốc quân cũng bị bắt và bị giết hại[6][7] Một số binh sĩ Phục quốc quân, trong đó có Bồ Xuân Luật, do Hoàng Lương và Nông Quốc Long chỉ huy rút được sang Quảng Tây nhưng bị quân đội Trung Hoa Dân quốc bắt và giải giới vì cho là thân Nhật.